Vì sao ngoài kiến thức học sinh sinh viên cần phải học kỹ năng mềm?

Thực tế cho thấy kỹ năng cứng (IQ) tạo tiền đề và (EQ) tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.

Đặt vấn đề:

Theo UNESCO, mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nền giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Vì thế, trong những năm gần đây, thị trường lao động cho thấy hầu hết các HSSV khi mới ra trường thì tỉ lệ có việc làm rất thấp. Bên cạnh vấn đề về kiến thức chuyên ngành còn một số thiếu thốn nhất định, lý do quan trọng phải kể đến đó chính là việc thiếu các kỹ năng mềm cần thiết để hòa nhập và thành công trong công việc.

Suốt quá trình học phổ thông cũng như trong các bậc học khác, thầy cô dạy cho HSSV rất nhiều kiến thức từ các công thức toán học giản đơn đến những kiến thức kinh tế, kỹ thuật tầm cao. Không phủ nhận kiến thức ở trường học mang tính chất tư duy và rèn luyện cho HSSV, nhưng với tốc độ công nghệ thông tin như hiện nay, việc học các kiến thức tại trường học trở nên quá ít ỏi. Và việc trang bị thêm các kỹ năng để tìm hiểu các kiến thức mới trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

II. Khái quát về kỹ năng mềm:

Tại sao HSSV cần phải học kỹ năng mềm?Kỹ năng mềm (soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Có những bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân. Nhưng phần nhiều các bạn HSSV chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống ngày nay nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ thành công khi vào đời. Quan điểm này không sai nhưng chưa đủ, bạn học giỏi chuyên môn nhưng chưa chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi về “môi trường” cuộc sống. Bạn có thành tích học tập mà ai nhìn vào cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố quan trọng: “kỹ năng mềm”. Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn luôn mạnh dạn, tự tin trong bất kỳ tình huống thay đổi nào và bạn luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.

Thực tế cho thấy kỹ năng cứng (IQ) tạo tiền đề và kỹ năng mềm (EQ) tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.

Tại sao HSSV cần phải học kỹ năng mềm?

III. Một số kỹ năng mềm đã và đang được giảng dạy tại Trường CĐ. Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang:

1. Kỹ năng giao tiếp

2. Kỹ năng tự học

3. Kỹ năng tự nhận thức

4. Kỹ năng làm việc nhóm

5. Kỹ năng viết CV tìm việc và trả lời phỏng vấn tuyển dụng

Trong thời gian tới, với mong muốn trang bị cho HSSV nhiều kỹ năng thiết thực và bổ ích phù hợp với nhu cầu thực tế của người học cũng như đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Chúng tôi sẽ xây dựng thêm một số các kỹ năng mềm như: kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn…

IV. Tầm quan trọng của việc học kỹ năng mềm với SV:

Ở Việt Nam, các kỹ năng mềm chưa được đưa vào chương trình học chính khóa trong hệ thống giáo dục. Thực tế, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Và kỹ năng mềm mãi là quá trình học tập và rèn luyện không bao giờ đủ cho tất cả những ai mang khát vọng thành công. Xây dựng một xã hội làm việc và hơn thế là làm việc chuyên nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên môn, chúng ta còn phải quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng. Cần nhận thức rằng, không chỉ người lao động mà từ các giám đốc điều hành, nhà quản lý… cũng rất cần rèn luyện và nâng cao kỹ năng cho bản thân. Đặc biệt với đội ngũ lao động tương lai như HSSV càng nên được trang bị và hỗ trợ để tạo thành thói quen ngay khi còn trẻ.

Qua việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm HSSV sẽ hình thành nên những kiến thức, kỹ năng và thái độ như:

1. Biết cách làm việc nhóm, hòa nhập vào tập thể và có tinh thần đồng đội.

2. Rèn luyện sự nhạy bén, sự tự tin, vững vàng trong giao tiếp.

3. Suy nghĩ lạc quan, tư duy tích cực và sáng tạo trong học tập cũng như công việc.

4. Phát huy tối đa điểm mạnh của bản thân từ đó có thể phát triển bản thân một cách nhanh nhất và tốt nhất.

5. Định hướng công việc của mình, biết cách soạn hồ sơ xin việc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, từ đó HSSV có đủ khả năng và tự tin khi đi xin việc làm.

V. Những gợi ý để giáo viên có thể giúp HSSV rèn luyện kỹ năng mềm trong giờ giảng:

1. Cần cho SV thường xuyên phát biểu ý kiến cá nhân để đóng góp và xây dựng bài giảng.

2. Nhắc nhở SV về thái độ học tập và tác phong khi đến lớp cũng như thái độ của SV khi giao tiếp với bạn bè, giáo viên và đồng nghiệp khi đi làm.

3. Tạo không khí thoải mái trong học tập để SV luôn luôn tự tin khi trò chuyện với thầy cô, bạn bè, hòa nhập với tập thể.

4. Khi cho SV thảo luận nhóm, cần hướng dẫn SV cách hoạt động nhóm và phải quản lý quá trình làm việc nhóm của SV.

5. Tăng cường các hoạt động giảng dạy giúp SV tích cực hơn trong việc học như:

– Trò chơi: khởi động, giảm sự căng thẳng, ứng biến vào tình huống cụ thể trong cuộc sống…

– Xem phim hoặc xem một tình huống: phân tích và giải quyết vấn đề trong học tập và môi trường nghề nghiệp, rút ra kinh nghiệm sống, nhận thức và hình thành nên phong cách làm việc hiệu quả…

– Hoàn thành sơ đồ, vẽ bảng biểu: lập kế hoạch, sắp xếp công việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả, biết phân tích và so sánh…

6. Hướng dẫn SV cách tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu.

7. Phát huy điểm mạnh của từng SV đồng thời giúp các em khắc phục điểm yếu của bản thân, từ đó các em có thể tự nhận thức được bản thân – lạc quan hơn và sáng tạo hơn.

VI. Kết luận:

Kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Các bạn sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học, từ đó đến khi ra trường các bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo. Học tập và rèn luyện kỹ năng mềm không chỉ có ý nghĩa thiết thực với các bạn HSSV mà còn là cơ hội để đội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ năng mềm được nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như có được một môi trường để phát huy kỹ năng của bản thân.

Việc rèn luyện kỹ năng mềm của mỗi cá nhân có thể được ví như một cuộc hành trình. Nếu muốn hành trình mình đang đi là một chuyến thám hiểm đầy thú vị, có mục đích, bạn phải biết cách quản lý tốt hành trình đó, ngược lại, bạn sẽ làm cho nó trở thành một chuyến đi vô định. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng mềm cho chính mình, nhằm làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn và tốt đẹp hơn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *